Khoảng cách địa lý luôn là vấn đề trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Công nghệ được phát triển với mục tiêu “thu hẹp” và “xóa bỏ”  khoảng cách địa lý, giảm thiểu thời gian, nhân sự xử lý và tối ưu hóa chi phí. Những năm đầu thế kỷ 21, công nghệ bắt đầu được ứng dụng vào hoạt động công chứng với sự ra đời và phát triển của công chứng điện tử.

leftcenterrightdel
 

Một số ví dụ về công chứng điện tử tại một số quốc gia như sau:

Tại Pháp, việc công chứng điện tử được bắt đầu triển khai từ năm 2008. Theo đó, Pháp đã sửa đổi, bổ dung một số quy định liên quan, trong đó có Bộ luật Dân sự (sửa năm 2000) và ban hành quy định về chữ ký điện tử, công chứng điện tử. Văn bản công chứng điện tử có giá trị như văn bản công chứng giấy[1].

Tại Mỹ, vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, Dự luật 3533 của Thượng viện , Đạo luật Bảo mật và Quyền Thương mại Sử dụng Công chứng Từ xa và Điện tử năm 2020 (“Đạo luật Bảo Mật Công Chứng”[2]), được đưa ra như luật lưỡng đảng để cho phép và thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu cho các công chứng điện tử và từ xa  hoặc ảnh hưởng đến thương mại giữa các tiểu bang. Một phiên bản gần như giống hệt của dự luật đã được giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 23 tháng 3 năm 2020 với tên gọi H.R.6364[3]. Nếu Đạo luật Công chứng AN TOÀN trở thành luật ở dạng hiện tại, nó sẽ cho phép mọi công chứng viên ở Hoa Kỳ thực hiện các công chứng trực tuyến từ xa (RON) bằng cách sử dụng liên lạc nghe nhìn và công nghệ giả mạo liên quan đến các giao dịch giữa các tiểu bang. 

Tại bang Pennsylvania của Mỹ, công chứng điện tử (e-Nottification) được hiểu là hoạt động công chứng dưới dạng điện tử. Công chứng viên và khách hàng đều ký bằng chữ ký điện tử, cả chứng chỉ công chứng và con dấu công chứng đều được gắn hoặc liên kết một cách hợp lý với hồ sơ điện tử. Thay vì văn bản giấy và con dấu công chứng bằng cao su, công chứng viên kỹ thuật số đặt thông tin con dấu của mình vào một văn bản tồn tại dưới dạng dữ liệu điện tử ở dạng máy tính có thể đọc được[4].

Tại Trung Quốc, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng đã bắt đầu từ năm 2000 với nhiều phần mềm phục vụ công chứng khác nhau do các tổ chức hành nghề công chứng tự xây dựng. Sau đó, Hội Công chứng viên Trung Quốc đã hợp nhất vào trong một hệ thống quản lý chung. Tính đến cuối tháng 8 năm 2018, đã có 2.961 tổ chức hành nghề công chứng và 13.385 CCV sử dụng hệ thống này[5].

Hoạt động công chứng điện tử, công chứng từ xa vẫn đang tiếp tục được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới như một xu thế tất yếu của sự phát triển, khi đã cho thấy được nhiều ưu điểm và khả năng áp dụng trong thực tế.

Tuy nhiên, nguyên tắc, hoạt động công chứng phải được thực hiện trước mặt các công chứng viên, và việc sao y chứng thực bắt buộc phải có bản gốc để đối chiếu bản sao, do đó, để có thể áp dụng công chứng điện tử, công chứng từ xa cần một hành lang pháp lý với những quy định chi tiết, rõ ràng để có thể vẫn đảm bảo các nguyên tắc này và đồng thời đảm bảo tính đúng, chính xác, xác thực và hợp pháp của hoạt động công chứng điện tử, công chứng từ xa.

           



[1] Tài liệu Tọa đàm Kinh nghiệm số hóa công chứng Pháp- Thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam, tháng 7 năm 2018, Bộ Tư pháp Việt Nam- Hội đồng công chứng tối cao Cộng hòa Pháp, tr.7.

[3]H.R.6364 (truy cập ngày 02/03/2021).

[4] nguồn (truy cập ngay 15/4/2021).

[5] Phan Thị Bình Thuận, “Công chứng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, nguồn bài viết (truy cập ngày 05/3/2021)

CCOL Team
Nguồn
Link bài gốc