1. Khi đặt cọc các bên cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Khi thực hiện công chứng Hợp đồng đặt cọc tại Văn phòng công chứng, các bên cần cung cấp Hợp đồng đặt cọc cùng với bản chính và bản sao các văn bản, giấy tờ sau:
· Đối với bên đặt cọc
- Bản sao giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn,...
- Hợp đồng chuyển nhượng tài sản mà các bên đã ký kết
· Đối với bên nhận đặt cọc
- Bản sao giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn,...
- Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung/riêng như: Án ly hôn chia tài sản, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, văn bản thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,...
Lưu ý: Trường hợp là tổ chức, cần cung cấp các giấy tờ như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện),...
2. Một số quy định cần lưu ý
Thứ nhất, các bên khi thực hiện giao dịch phải đảm bảo đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là tổ chức phải có tư cách pháp nhân yêu cầu công chứng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền và các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện giao dịch.
Thứ hai, Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc, nghe, ký hoặc điểm chỉ được thì phải có người làm chứng khi thực hiện công chứng
Thứ ba, trường hợp người yêu cầu công chứng không thành thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch
Thứ tư, tài sản đặt cọc phải là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác
Thứ năm, trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác
Thứ sáu, đối với các tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự
Thứ bảy, đối với các loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.