Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014, công chứng viên bị nghiêm cấm thực hiện hành vi “công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi”.

        Như vậy, với quy định trên, trường hợp nhờ anh trai con của bác là công chứng viên công chứng hợp đồng mua bán nhà ở không thuộc trường hợp bị nghiêm cấm nên có thể thực hiện được.

        Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Công chứng 2014 về việc công chức hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng quy định: “Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.

        Theo như quy định trên, nếu người yêu cầu soạn thảo hợp đồng tự đọc bản dự thảo hợp đồng hoặc nghe công chứng viên đọc sau đó ký tên vào từng trang hợp đồng thì xem như đã đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng.

        Từ hai quy định trên có thể thấy rằng, việc nhờ anh họ con trai của bác là công chứng viên soạn thảo và công chứng hợp đồng mua bán nhà ở không vi phạm điều cấm của luật nên hoàn toàn hợp pháp.

CCOL
Nguồn
Link bài gốc