Để thấy rõ sự khác biệt giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng, cùng so sánh trên một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Loại hình hoạt động

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp

Công ty hợp danh có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên, không có thành viên góp vốn và tự chủ về tài chính

Thẩm quyền thành lập

UBND tỉnh quyết định thành lập căn cứ vào nhu cầu của địa phương

Công chứng viên gửi hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng đến UBND tỉnh xem xét, quyết định

Tên gọi

Gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm số thứ tự thành lập và tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở

Gồm cụm “Văn phòng công chứng” kèm theo họ và tên của Trưởng văn phòng công chứng hoặc của công chứng viên hợp danh tùy theo thỏa thuận.

Người đại diện

Trưởng phòng công chứng là công chứng viên do UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

Trưởng Văn phòng công chứng là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm

Trách nhiệm về tài sản

Nếu phát sinh thiệt hại Nhà nước có trách nhiệm bồi thường do là đơn vị sự nghiệp công lập

Do các thành viên hợp danh tự chịu trách nhiệm

Tuy loại hình hoạt động cũng như quá trình thành lập khác nhau, nhưng Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều hành nghề công chứng nên có trách nhiệm nghề nghiệp như nhau.

CCOL
Nguồn
Link bài gốc