Tại Hội thảo khoa học gần đây với chủ đề “Xác thực thông tin doanh nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế,” một số ý kiến quan trọng đã được đóng góp.
GS.TS Đỗ Văn Đại, Phó trưởng Khoa Luật tại Đại học Luật TP.HCM, cho biết hiện nay một số thông tin doanh nghiệp tại Việt Nam đã được đảm bảo tính xác thực mà không cần chứng minh, như thông tin trong Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc bổ sung quy định về xác thực thông tin doanh nghiệp vào Luật và đặc biệt là trong Luật Công chứng sửa đổi cần phải được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là chính sách giới hạn “công ty ma” .” Cần thảo luận sâu hơn về khả năng công chứng các hồ sơ doanh nghiệp để đảm bảo luật hóa học trong việc ngăn chặn vấn đề này.
Thực tế cho thấy tình trạng công ty ma ngày càng gia tăng, với các hành vi lừa đảo và bất hợp pháp liên quan đến việc làm giả chữ ký doanh nghiệp và lạm dụng quyền của người đại diện theo pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình thành lập doanh nghiệp còn kẽ hở, không yêu cầu công chứng đối với các hồ sơ chứng từ trong quá trình hoạt động và không bắt buộc công chứng khi cung cấp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh . Để giải quyết tình trạng này, đã có một số vấn đề quan trọng được đề xuất như sau:
1. Cần bổ sung quy định yêu cầu công chứng bắt buộc đối với các hồ sơ doanh nghiệp. Cụ thể sửa đổi bổ sung yêu cầu công chứng, có thể quy định sửa đổi yêu cầu từ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sang Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp có công chứng hợp pháp theo quy định pháp luật về công chứng” đối với Luật Doanh nghiệp.
2. Công chứng điện tử với một số hồ sơ doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính xác thực hồ sơ và hướng đến cải cách các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Việc triển khai công chứng điện tử đã và đang được cụ thể hóa tại Dự thảo Luật Công chứng và dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Công chứng sửa đổi. Sẽ tạo điều kiện tiếp cận cho công chứng điện tử đối với cả hồ sơ doanh nghiệp.
Hiện nay, khung pháp lý và cơ sở hạ tầng cho công chứng điện tử tại Việt Nam đang được phát triển nhanh chóng để áp dụng vào thực tiễn, nhằm mục đích mang lại hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Việc áp dụng công chứng điện tử sẽ mở ra cơ hội để kết nối liên thông cơ sở dữ liệu công chứng và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, nếu công chứng viên được quyền dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và ngược lại sẽ thúc đẩy nhanh chóng thủ tục công chứng hồ sơ doanh nghiệp và đảm bảo tính xác thực của hồ sơ doanh nghiệp.
Nguồn
Link bài gốc