Hợp đồng công chứng là văn bản đã được công chứng viên xác nhận, có thể dựa trên thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, nhưng trong một số trường hợp, việc công chứng là bắt buộc để đảm bảo quyền lợi về sau.

Hợp đồng công chứng chỉ bị tuyên vô hiệu khi có đề nghị của người có quyền đề nghị Tòa án tuyên nố văn bản công chứng vô hiệu, người có quyền đề nghị bao gồm: công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi liên quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi có căn cứ vi phạm pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng công chứng chỉ thực hiện khi:

-          Có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các bên tham gia.

-          Đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.

-          Tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

-          Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã quy định.

-          Công chứng viên tại tổ chức đã thực hiện công chứng ban đầu đảm nhiệm. Nếu tổ chức đó chấm dứt hoạt động, việc này sẽ do công chứng viên nơi lưu trữ hồ sơ thực hiện.

-          Các thủ tục phải tuân thủ đúng quy định pháp luật như ban đầu.

Một giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện: các bên có năng lực pháp luật, tự nguyện tham gia, nội dung và mục đích không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội, và hình thức phù hợp với quy định.

Do đó, khi tranh chấp về tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu sẽ do tòa án giải quyết khi có vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên.

Nguồn
Link bài gốc