Cơ sở pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

+ Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên

1. Văn phòng công chứng có thể lưu giữ di chúc không?

Điều 60 Luật Công chứng năm 2014 quy định về việc văn phòng công chứng nhận lưu giữ di chúc như sau:

+ Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

+ Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

+ Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, nếu có nhu cầu, người lập di chúc có thể yêu cầu Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc của mình.

2. Chi phí lưu giữ di chúc

Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100 nghìn đồng/ trường hợp.

Như vậy, người lập di chúc sẽ phải trả khoản tiền như trên cho việc yêu cầu Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc của mình. 

Nguồn
Link bài gốc