leftcenterrightdel
 

Nền tảng công chứng trực tuyến (CCOL) của Công ty cổ phần dịch vụ công chứng trực tuyến là nền tảng số thứ ba được Bộ TT&TT giới thiệu và đánh giá công khai trong diễn đàn “Thách thức công nghệ số Việt Nam” vào ngày 23/4.

Theo đó, nền tảng này ra đời từ tháng 7/2020, theo ông Trần Quốc Bảo, CEO Công ty cổ phần dịch vụ công chứng trực tuyến, nền tảng CCOL xuất phát từ chính nhu cầu thực tế, khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động công chứng cũng như các hoạt động kinh tế xã hội khác bị ảnh hưởng.

Là một trong những nền tảng công chứng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, sau 6 tháng triển khai, nền tảng CCOL đã có hơn 2.000 user, trên 2,5 triệu lượt công chứng và nhận được nhiều đánh giá, phản hồi tích cực từ các đơn vị công chứng cũng như người dân.

Có định hướng phát triển thành nền tảng hỗ trợ thực hiện tất cả hoạt động công chứng trên môi trường trực tuyến, song đại diện đơn vị phát triển nền tảng CCOL cho biết, để thực hiện tầm nhìn này, nhóm phát triển đang triển khai từng bước cơ bản.

Với việc kết nối khách hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ công chứng trên cả nước, nền tảng CCOL giúp người dân và doanh nghiệp – những người có nhu cầu chứng thực, công chứng hạn chế việc phải đi lại nhiều lần đến các địa điểm công chứng khi hồ sơ chưa đầy đủ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

“Theo ước tính của chúng tôi, hệ thống giúp người dân có nhu cầu công chứng, chứng thực có thể tiết kiệm tới 70% thời gian chuẩn bị hồ sơ so với cách làm truyền thống. Khi phát sinh nhu cầu công chứng, chưa biết nên tập hợp và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu gì, người dân có thể trao đổi để được công chứng viên hướng dẫn trước qua hệ thống”, đại diện nhóm phát triển nền tảng CCOL thông tin.

leftcenterrightdel
 

Hệ thống cũng cho phép người dùng lựa chọn công chứng viên và giao hồ sơ để công chứng viên thẩm định, chuẩn bị trước khi mang bản chính đến để công chứng viên kiểm-chiếu, mà vẫn đảm bảo tuân thủ Luật Công chứng, theo đó các bên bắt buộc phải ký trước mặt công chứng viên.

Bên cạnh đó, qua hệ thống CCOL, người dùng có thể đánh giá công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, từ đó hệ thống sẽ tư vấn cho người dùng lựa chọn  công chứng viên và tổ chức hành nghề được đánh giá chất lượng phục vụ tốt nhất.

Với các đơn vị cung cấp dịch vụ công chứng, CCOL hỗ trợ họ quản trị hoạt động của tổ chức mình như một doanh nghiệp độc lập.

Ngoài ra, hệ thống cũng giúp các cơ quan nhà nước giám sát theo thời gian thực để định hướng quản trị hoạt động công chức trên địa bàn một cách nhanh chóng và trực quan.

Đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố bảo mật thông tin, nhóm phát triển nền tảng CCOL cho hay, với cơ chế mã hóa thông tin, các hình ảnh, dữ liệu người dùng đưa lên đều được mã hóa và khi công chứng viên nhận tài liệu phải có hệ thống giải mã mới đọc được. Nền tảng cũng áp dụng các chính sách bảo mật, có cơ chế phân cấp nhằm đảm bảo an toàn thông tin.

 

CCOL