Khi mua bán nhà ở, chuyển nhượng bất động sản, bên mua và bên bán thường thỏa thuận về khoản tiền cọc như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Khoản tiền cọc sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản và có thể được công chứng tùy vào nhu cầu của bên mua và bên bán. Việc công chứng như một biện pháp bảo đảm cho bên mua thực hiện nghĩa vụ của mình trong tương lai. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng đặt cọc vẫn dẫn đến một số mặt trái và gây rủi ro cho bên bán khi bên mua bỏ cọc và không tiếp tục thanh toán.

        Sau khi hợp đồng đặt cọc được công chứng, bên mua bỏ cọc và không tiếp tục thanh toán nốt phần còn lại. Việc bên mua không tiếp tục thực hiện hợp đồng dẫn đến Văn phòng công chứng từ chối công chứng hợp đồng mua bán bất động sản của bên bán với bên mua mới vì hợp đồng đặt cọc với bên mua cũ vẫn bị treo do chưa được hủy bỏ. Theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014, để hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng phải có sự thỏa thuận, cam kết của tất cả các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, khi bên bán muốn bán tài sản cho bên mua mới thì phải thuyết phục bên mua cũ đồng ý ký hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng và đây cũng là cơ hội cho bên mua cũ “vòi” lại số tiền cọc từ bên bán. Để có thể bán tài sản cho bên mua mới, bên bán có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng, tuy nhiên, biện pháp này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian cho bên bán.

        Có thể thấy, việc công chứng hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Tuy nhiên mặt trái của việc công chứng hợp đồng đặt cọc là khi bên mua bỏ cọc, hợp đồng sẽ bị treo trên hệ thống công chứng và bên bán không thể bán tài sản cho bên mua mới nếu chưa hủy hợp đồng đặt cọc công chứng cũ. Việc công chứng hợp đồng đặt cọc khi giao kết các hợp đồng mua bán không phải là thủ tục bắt buộc, vì vậy các bên cần cân nhắc trước khi quyết định việc có công chứng hợp đồng đặt cọc để tránh những rủi ro như đã đề cập phái trên

        Để tìm hiểu rõ hơn về trường hợp thực tế, có thể tham khảo link 

CCOL
Nguồn
Link bài gốc