Ngày 17/6 vừa qua, Chính Phủ đã tổ chức phiên họp thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), trong buổi họp Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh các vấn đề chính khi sửa đổi dự thảo Luật là giúp cải cách thủ tục hành chính và mục đích của công chứng là như thế nào, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Yêu cầu cao nhất của dự thảo Luật là để phục vụ nhân dân, để luật được ứng dụng đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi.

Xuất phát từ nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn đồng thời các giao dịch ngày càng phức tạp nên nghề công chứng đã hình thành và phát triển với mục đích ra đời là để phục vụ nền quản lý hành chính và tư pháp.

Công chứng chỉ hình thành khoảng vài chục năm nay gần đây, từ đơn giản là sao y bản chính, chứng thực văn bản, thẩm quyền ban đầu của UBND. Nhưng cứ đi theo lối mòn như vậy, vẫn còn nhiều cơ quan hay cán bộ đặt ra thủ tục buộc người dân phải đi công chứng dẫn đến công chứng quá nhiều hồ sơ, tài liệu không cần thiết, đưa ra những yêu cầu tùy tiện này gây cản trở, khó khăn cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Chẳng hạn như hiện nay, thủ tục cải cách hành chính được thể hiện rõ trong việc người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thì có thể thực hiện trên các giao dịch điện tử từ khám bệnh, bảo hiểm y tế hay xác nhận thuế,… đều được tích hợp đầy đủ và thậm chí người dân không cần phải đến trực tiếp để thực hiện giao dịch mà có thể thông qua giao dịch điện tử.

Vì vậy, Dự thảo Luật Công chứng cần bổ sung những quy định cụ thể về trường hợp nào bắt buộc phải công chứng. Công chứng là phải chuẩn, nhằm cải cách các thủ tục hành chính và phục vụ nhu cầu của người dân lên hàng đầu nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp pháp của các giao dịch.

Ngoài ra, trong góp ý dự thảo Luật có đề cập về thủ tục thành lập doanh nghiệp, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn khi thành lập doanh nghiệp trên môi trường điện tử quá dễ dàng nên dẫn đến chủ doanh nghiệp không cần xuất hiện và thậm chí không cần ký hồ sơ, nên việc giả mạo chữ ký hoặc thực hiện các giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp một cách bừa bãi để hợp thức hóa các hành vi vi phạm luật về thuế, rửa tiền,.. thì dự kiến sắp tới đây các hồ sơ thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải công chứng.

Nguồn
Link bài gốc